Về vùng sông nước miền Tây ai mà không từng say mê, lạ lẫm trước các món đặc sản nơi đây. Món ngon đặc sản miền Tây mang nét dân dã vừa ngon vừa độc lạ, khách phương xa đi một lần là nhớ mãi không thôi. Công thức làm nên các món gây thương nhớ này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí với bạn 7 công thức làm món ngon đặc sản miền Tây sông nước.
1.Lẩu mắm miền Tây
Trong các món ngon đặc sản miền Tây, món lẩu mắm là món có hương vị khó quên nhất trong lòng người dân Nam Bộ, ngay cả khách du lịch. Để làm ra lẩu mắm miền Tây thì cần những gì, sơ chế ra sao? Tất cả đều có ngay dưới đây.
1.1 Nguyên liệu
Lẩu mắm miền Tây có nguyên liệu đơn giản vì có thể ăn kèm nhiều nguyên liệu khác nhau như cá basa, mực, tôm,… và các loại rau củ ăn kèm như dứa, rau muống, rau đắng,… Tuy nhiên, nguyên liệu chính tạo ra hương vị mắm đặc trưng là mắm cá linh và mắm cá sa.
Đồng thời khâu sơ chế cũng rất đơn giản, chỉ cần làm sạch và cắt thành các miếng vừa đủ ăn là được.
1.2 Cách nấu lẩu mắm
Đây là khâu quan trọng nhất quyết định nồi lẩu có ngon, đậm vị hay không. Chỉ với 3 bước sau bạn đã có thể làm được:
Bước 1: Đun sôi 500ml nước lạnh, nước dừa, mắm cá linh và mắm cá sặc đã chuẩn bị trước đó. Bạn nhớ khuấy đều tay để mắm rã, sau đó tắt bếp và dùng vợt để lược bỏ phần xương cá. Dùng phần nước này đổ vào phần nước luộc hải sản để làm nước nêm.
Bước 2: Phi thơm hỗn hợp tỏi, hành, sả đến khi ngả vàng. Cho thịt ba chỉ vào xào chung, thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, đảo đều tay đến khi thịt săn lại.
Bước 3: Đun sôi phần nước nêm, khi sôi thì cho dứa, sả và nêm với 2 muỗng cafe đường phèn. Đến khi dứa mềm ra thì vớt ra, cho cà tím và chờ chín thêm 2 phút rồi tắt bếp.
2.Cơm cháy kho quẹt
Món cơm cháy kho quẹt ngày nào còn được người nông dân ăn tạm qua cơn đói, thời nay đã trở thành món ngon đặc sản miền Tây, được xuất hiện tại những nhà hàng sang trọng. Hãy cùng xem cách làm cơm cháy kho quẹt thế nào qua thông tin dưới đây.
2.1 Nguyên liệu
Để làm cơm cháy kho quẹt bạn cần các nguyên liệu đơn giản sau:
- 1 chén gạo, nếp
- Loại rau củ quả: hành tím, hành lá, ớt
- Gia vị: nước lọc, nước mắm, đường, ớt bột
- Mỡ heo để làm tóp mỡ
2.1 Cách thực hiện
Bước 1: Nấu cơm như mọi ngày bạn vẫn hay làm và cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn. Cùng lúc đó, bạn cho tôm khô vào nước nóng trong 15 phút.
Bước 2: Ép mỏng và sấy cơm
Khi cơm chín, bạn xới đều tay và để nguội trong nồi. Tiếp đến bạn chuẩn bị khay, bọc lên đó lớp màng bọc thực phẩm và quét một ít dầu lên để cơm đỡ dính. Sau đó bạn ép mỏng cơm lên khay, bỏ vào tủ lạnh trong 30 phút.
Hết thời gian, bạn lấy cơm ra rồi cắt thành miếng theo ý muốn và cho vào lò nướng để sấy trong 2 tiếng ở 120 độ C.
Bước 3: Làm tóp mỡ
Cho vào chảo 300g mỡ heo ở mức lửa vừa, chờ đến khi nào thấy mỡ heo săn lại ngả vàng đều thì vớt để ráo dầu.
Bước 4: Làm mắm kho quẹt
- Pha hỗn hợp nước mắm, đường và nước theo định lượng đã chuẩn bị.
- Phi thơm hành tím băm, cho tiếp tôm khô, tóp mỡ và hỗn hợp nước mắm rồi nấu đến khi sệt lại. Bạn cho thêm tiêu, ớt và ½ muỗng cafe ớt bột để đậm vị, cho hành lá và tắt bếp.
Bước 5: Lấy khay cơm đã sấy ra khỏi lò, chiên vàng giòn lên. Cuối cùng là thưởng thức với các topping đã chuẩn bị.
3.Ốc bươu nướng tiêu xanh – Đặc sản mùa nước nổi
Đặt chân lên vùng đất Cần Thơ không thể không thử qua các món đặc sản như ba khía rang me, bánh hỏi heo quay Phong Điền,… đặc biệt phải thử món ốc bươu nướng tiêu xanh. Thịt ốc dai giòn hòa quyện vị cay của tiêu và nước sốt đậm đà khó cưỡng khiến món ốc bươu trở thành món ngon đặc sản của miền Tây. Cách làm như thế nào đều có ở thông tin dưới đây.
3.1 Nguyên liệu
- 1 kg ốc bươu
- Rau răm ăn kèm
- Tỏi, ớt, tiêu xanh, sả, gừng
- Gia vị: Tương ớt, dầu hào, đường trắng, ớt bột, nước mắm
3.2 Sơ chế thực phẩm
- Sơ chế ốc bươu
Rửa sạch, đem ốc ngâm với ớt, gừng, sả và bỏ vào 2-3 cái thìa vào ngâm chung. Cách này sẽ khiến ốc phải nhả chất nhờn, bã dơ còn sót trong lúc rửa. Bạn để ngâm qua đêm hoặc trong 2 tiếng.
- Rửa sạc tỏi, gừng và ớt rồi băm nhuyễn
- Tiêu xanh: 1 nửa giã nát còn 1 nửa để nguyên hạt
- Rửa sạch sả, băm nhuyễn 1 nửa còn 1 nửa cắt khúc
- Rửa sạch rau răm để ăn kèm
3.3 Cách thực hiện
Bước 1: Luộc ốc
Luộc sơ ốc với sả băm, gừng, ớt thái nhỏ trong 5 phút. Sau đó, vớt ra để riêng và cắt đuôi ốc để khi nướng, ốc sẽ không bị nổ.
Bước 2: Làm nước sốt tiêu xanh
Cho vào tô các nguyên liệu đã sơ chế, bao gồm: tỏi, tiêu xanh, ớt bột, dầu hào, tương ớt, mắm và đường rồi khuấy cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
Bước 3: Nướng ốc bươu tiêu xanh
Đặt ốc đã được sơ chế lên vỉ nướng than bếp, chờ khi nào ốc bốc hơi nóng lên thì lần lượt chan nước sốt vào miệng ốc. Tiếp tục chờ nước sốt sôi lên, cạn bớt nước và keo lại, tỏa mùi hương thơm, lúc này bạn đã có thể thưởng thức thành phẩm của mình.
4.Vịt nấu chao
4.1 Nguyên liệu cần
- Nửa con vịt
- Các loại rau củ chế biến: khoai môn, gừng, sả, tép tỏi, hành khô
- Gia vị: chao, mắm, muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu, ớt, sa tế, nước dừa tươi
- Rau gia vị: Hành khô, hành lá, ngò gai
- Rau ăn kèm: tùy theo sở thích
- Bún tươi
- Dầu điều hoặc dầu ăn
4.2 Quy trình thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu đi kèm
- Băm nhuyễn sả, gừng, hành khô và tỏi
- Dùng 3-4 viên chao tán nhuyễn ra để phục vụ công đoạn ướp thịt vịt
Bước 2: Chế biến thịt vịt
Dùng muối hạt massage nhẹ nhàng cả bên trong lẫn ngoài của vịt để làm sạch. Tiếp đến, bạn dùng gừng đã băm và rượu thoa đều tay lên thịt vịt để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch và miếng vừa ăn.
Xong bước làm sạch, bạn mang vịt đi ướp theo các nguyên liệu được định lượng như sau:
- Chao: 3-4 muỗng canh
- Nước mắm và đường mỗi loại 2 muỗng canh, bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn
- Sa tế, dầu màu điều: 1 muỗng canh
- Muối: 1 thìa cafe
- 1/2 lượng hành khô, tỏi, sả đã băm nhuyễn.
Bạn trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp và ướp vịt trong 30 phút để thịt được ngấm gia vị tốt hơn.
Bước 4: Gọt bỏ vỏ khoai môn, cắt thành các miếng vừa ăn rồi đem chiên sơ hơi ngả vàng để khi nấu vẫn giữ nguyên miếng. Chiên xong bạn đem vớt ra để riêng.
Bước 5: Dùng sả băm còn lại phi thơm với hành và tỏi, sau đó cho vịt đã ướp vào xào đến khi thịt săn lại. Cùng lúc, bạn đổ thêm nước dừa tươi, đổ nước sôi ngập nồi và nấu từ 15-20 phút thì cho khoai môn đã chiên sơ vào nồi. Khi khoai môn đã chín mềm thì bạn nên nêm lại gia vị cho phù hợp và thêm hành lá, ngò gai.
Như vậy là bạn đã có ngay món vịt nấu chao thưởng thức cùng gia đình.
5.Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng là món ngon đặc sản miền Tây mang hương vị khác lạ hoàn toàn so với các loại hủ tiếu khác, bởi nước cốt trong veo, ngọt thanh còn sợi bánh thì to. Bạn muốn thưởng thức ngay nhưng không biết công thức? Hãy đọc ngay công thức dưới đây.
5.1 Các nguyên liệu
- 1 kg bánh hủ tiếu Sa Đéc (bạn có thể mua ở ngoài siêu thị)
- 1 cân xương heo hoặc xương ống
- Thịt xay, xá xíu, tôm tươi, gan, trứng cút
- Các loại rau củ: cần tàu nhỏ, hành lá, chanh, hẹ, củ cải trắng, giá
5.2 Sơ chế thực phẩm
- Làm sạch xương heo với nước, đun nước sôi mang đi trụng sơ. Sau đó bạn đổ bỏ phần nước đo đi và mang xương rửa sạch
- Làm sạch tôm, chà muối rồi rửa sạch, sau đó trụng sơ qua và để ráo nước.
- Cắt lát mỏng xá xíu
- Luộc chín trứng cút rồi bóc vỏ
- Luộc gan với ít muối thêm vài lát hành tây để có vị thơm. Khi gan vừa chín tới, vớt ra và thái thành từng miếng mỏng.
- Rửa sạch hành lá, hẹ, cần tàu và cắt thành khúc vừa đủ, cần tàu để riêng.
- Rửa sạch giá và để chung với cần tàu, hẹ
5.3 Cách nấu nước dùng hủ tiếu Sa Đéc
Bước 1: Đun sôi nước, cho xương heo với củ cải trắng đã được chế biến vào nồi. Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại để xương mềm ra, trong lúc đó bạn vớt bỏ ra để nước lèo được trong vắt và sạch.
Bước 2: Khi xương đã mềm thì bạn nêm nếm gia vị theo ý muốn, tiếp tục để lửa nhỏ để nước lèo có vị ngọt thanh.
Bước 3: Phi thơm tỏi băm với thịt xay, nêm gia vị với đường, bột ngọt rồi xào đều tay với lửa lớn để thịt được săn. Sau khi thịt chín bạn cũng nêm nếm lại để vừa ăn.
Bước 4: Trụng bánh hủ tiếu vào nước sôi đến khi mềm ra, để ráo rồi bỏ vào tô. Cho vào tô thêm thịt bằm, trứng cút, tôm, gan, xá xíu, hẹ theo định lượng như bạn muốn. Cuối cùng bạn cũng đã có thể thưởng thức hủ tiếu Sa Đéc do chính tay bạn làm.
6.Bún mắm Cần Thơ
Lại xuất hiện thêm một món ngon đặc sản miền Tây đến từ vùng đất Cần Thơ đó là món bún mắm. Vậy cách thức để làm món bún mắm này ra sao, công thức đầy đủ chi tiết ở dưới đây.
6.1 Nguyên liệu cần
- Mắm cá linh hoặc mắm cá sặc
- Các nguyên liệu ăn kèm: sườn già, mực ống tươi, tôm, cá lóc, thịt heo quay
- Các loại rau củ: ớt sừng, sả, hành tím băm, tỏi băm, hẹ.
- Các loại rau sống: rau muống bào, bông súng, giá, rau đắng
- Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn.
- Bún tươi
6.2 Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch sườn già, đem trụng qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
- Rửa sạch tôm, bóc vỏ chừa lại phần đuôi
- Rửa sạch mực rồi mang cắt miếng vừa ăn
- Làm sạch cá lóc, cắt thành các miếng vừa ăn
- Cắt lát thịt heo quay vừa đủ ăn
- Rửa sạch cà tím, cắt miếng dọc vừa đủ ăn
- Lấy ½ sả đem băm nhuyễn, còn lại đập dập phần gốc
- Rửa sạch hẹ, cắt khúc dài
- Rửa sạch các loại rau sống với muối để loại cặn đất, thuốc trừ sâu sau đó để ráo nước
6.3 Quy trình thực hiện
- Đun sôi khoảng 300ml nước, cho mắm cá linh hoặc mắm cá sặc vào nấu đến khi thành hỗn hợp sệt thì tắt lửa. Sau đó múc mắm ra, dùng rây lọc bỏ phần xác lấy phần nước.
- Nấu sườn già với khoảng 1 – 1.5 lít nước trên lửa nhỏ đến khi sườn mềm ra.
- Xào xơ qua hành tím, tỏi, cà tím và sả băm thêm các gia vị theo khẩu vị để cà tím thêm ngon.
- Khi sườn mềm, bạn trụng chín mực và tôm rồi vớt ra. Lấy cà tím đã xào, ớt sừng, cá lóc và mắm đã rây vào nồi nấu thêm từ 10-15 phút để hương vị của sườn hòa quyện các món nguyên liệu khác.
- Cắt hẹ thành từng khúc để gia tăng hương vị
- Chuẩn bị nước mắm theo khẩu vị
Chỉ một vài bước đơn giản, món bún mắm đã sẵn sàng chờ bạn thưởng thức.
7.Cá lóc nướng trui
Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa
Về dưới miền sông nước chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu ca dao này, đây chính là câu ca dao nói về món cá lóc nướng trui, một trong các món ngon đặc sản miền Tây được xuất hiện nhiều trên các bàn nhậu. Sau đây là công thức chi tiết giúp bạn có ngay món cá lóc nướng trui.
7.1 Nguyên liệu cần
- 2 Con cá lóc, mỗi con từ 1 – 1.2kg
- Bún tươi
- Các loại rau củ làm gia vị: ớt băm, đậu phộng rang, hành lá, me vắt, thơm, tỏi băm, sả băm, bánh tráng, chuối, khế.
- Gia vị: nước mắm, tiêu, đường, mắm nêm
7.2 Sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Sơ chế các loại rau ăn kèm
- Bỏ gốc của hành lá, đem đi rửa sạch và băm nhuyễn
- Gọt thơm, loại bỏ mắt thơm và rửa sạch. Dùng một nửa để băm nhuyễn, còn lại cắt lát mỏng.
- Nhặt bỏ lá sâu của các loại rau sống, rửa sạch rồi để ráo. Với dưa leo sau khi rửa sạch, bạn cắt thành từng lát mỏng
- Bào mỏng chuối chát rồi ngâm với nước có vắt cốt chanh để chuối không bị thâm đen. Khi gần dọn món, chuối sẽ vớt ra để ráo
- Róc bỏ cạnh khế chua, bào mỏng như chuối.
- Giã nhuyễn đậu phộng bóc vỏ
Bước 2: Sơ chế và xiên cá lóc
- Không cần đánh vảy hay mổ bụng, chỉ cần khử mùi cá với muối và rửa sạch lại với nước
- Dùng que dài xiên dọc từ miệng đến đuôi cá rồi cắm xuống đất. Nếu bạn sợ mùi tanh thì có thể dùng cây sả xiên tương tự sẽ giúp cá có mùi thơm, giảm mùi tanh.
7.3 Cách nướng cá lóc
Bước 1: lấy lượng rơm vừa đủ phủ kín lên trên xiên cá rồi châm lửa đốt. Khi rơm cháy hết, liên tục châm thêm rơm và đốt thêm khoảng 8-10 phút nữa đến khi tro tàn. Ngoài ra nếu cá vẫn chưa chín, bạn cũng có thể đốt thêm 5-10 phút nữa.
Bước 2: Sau khi cá chín, bỏ những phần rơm cháy, lấy cá ra và dùng dao gạt bớt những phần cháy đen bên ngoài.
Thế là bạn đã có thể thưởng thức cá lóc nướng trui với một chút mỡ hành, chấm thêm nước chấm là điều “hết xảy”.
Vừa rồi là 7 công thức chi tiết của các món ngon đặc sản miền Tây, hy vọng với những thông tin top10 hot cung cấp đầy đủ trên sẽ giúp bạn không cần phải ra miền Tây vẫn có thể tự làm món đặc sản miền sông nước ngay tại nhà.
Bình luận